0915.489.819

12 dự báo của chuyên gia tư vấn cao cấp Lý Trường Chiến, Trí Tri Group dành cho các doanh gia nghiệp chủ hoạt động tại VN

1. Gia tăng cạnh tranh đa phương sau WTO là TPP: Các cạnh tranh nội - ngoại, quốc tế - địa phương, nền kinh tế, vùng lãnh thổ, các yêu tố chính trị, an ninh… sẽ ảnh hưởng ngày càng nhiều song song đó năng lực sản xuất và tính chuyên nghiệp hóa của các doanh nghiệp cùng tốc độ phát triển CNTT ngày càng cao.

2. Khát nhân lực, đặc biệt là nhân lực Mid Management (MM) và Senior Management (SM): vòng lẩn quẩn của các doanh nghiệp là trả lương cao để giành cho được người mình muốn nhưng đòi hỏi nhiều, và không tổ chức bộ máy, hệ thống do thiếu chiến lược, dẫn đến chóng chán, làm mất nhân lực kéo theo sự lãng phí lớn về thời gian, tiền bạc và dẫn đến việc hoạt động kém hiệu quả. Cần giải pháp toàn cục hơn là do các doanh nghiệp làm tự phát đơn lẻ. Cam kết của doanh nghiệp với nhà tư vấn hay người lao động và ngược lại là yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo ra sự ổn định nhân lực tương đối.

3. Gia tăng nhanh và mạnh nền kinh tế khu vực dịch vụ: Nghề thời thượng là truyền thông, tư vấn; sale; supply chain; hoạt động xã hội. Hàm lượng tri thức ngày càng tăng trong từng sản phẩm dịch vụ. Lao động cơ bắp, nguyên vật liệu thô và giá trị hữu hình ngày càng giảm

4. Phân cực giàu nghèo ngày càng cao, do vậy các vấn đề về công đoàn chuyên nghiệp và quan tâm đến người lao động là đặc biệt cần thiết để tạo môi trường làm việc tốt hơn. Cần khuyến

khích từ ái, từ thiện, thúc đẩy dạy nghề, học nghề. Cần cổ vũ cho triết lý vị nhân sinh, cá nhân vì xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm cho tương lai, giá trị của mình phụ thuộc vào thái độ và hành động của mình, cái mình tạo ra cho cộng đồng,..

5. Ảnh hưởng của công nghệ thông tin internet, network và community: Ảnh hưởng của CNTT đặt ra yêu cầu thông tin minh bạch và trách nhiệm công dân. Tuy nhiên đây cũng là vũ khí bẩn của những kẻ kém nhân cách dùng để gây áp lực với đối tượng. Tạo thông tin nhiễu, ảo,… Do vậy rèn luyện bản lĩnh, phòng ngừa rủi ro, tu dưỡng và giữ mình và trách nhiệm xã hội là yêu cầu cần thiết với mỗi cá nhân và thương hiệu đặc biệt là những người thành đạt. Sẽ ngày càng nhiều các môi trường, cơ hội để tạo ra các cộng đồng – network có chung mức sống, sở thích, năng lực. Sự tương tác giữa các nhóm này ban đầu là tích cực, sau đó sẽ có chiều hướng tiêu cực dần và sau quá trình tranh giành thể hiện,… để hoàn thiện sẽ trở lại tích cực hơn trước.

6. Giáo dục, mối lo hàng đầu: Giáo dục trở thành mối lo hàng đầu của mỗi gia đình, tổ chức và cả xã hội. Nhu cầu nhân lực có khả năng tư duy logic, thái độ tích cực và dù rất tự tin nhưng biết tôn trọng điều khác mình, người khác mình, dù không ngừng học hỏi nhưng biết điều mình biết luôn ít hơn điều mình chưa biết, biết nhận lỗi sửa sai, dám thể hiện mình nhưng không phủ nhận người khác, biết học hỏi và áp dụng,… trở thành nhu cầu thường trực và là chìa khoá thành công của từng con người, vì năng cao năng lực cá nhân hướng đến hoàn thành mục tiêu của tổ chức chinh là nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của tổ chức. Vì điêu mỗi người – cá nhân biết luôn ít hơn điều người ấy chưa biết và diều người ấy chưa biết thì có thể ngay người bên cạnh, hàng xóm, đồng nghiệp, sếp, đối tác thậm chí cả nhân viên của họ có thể biết. Do vậy cách học của người thành công - cách học của tương lai: Cách học của người thành công là học liên tục, học hỏi mọi nơi và ứng dụng mỗi ngày.

 7. Liên kết - Tích hợp từ hoạt động marketing, hệ thống phân phối đến việc tích hợp các công ty: Việc chọn lựa một đối tác phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Uy tín, hình ảnh của một bên tham gia liên kết sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên uy tín, hình ảnh của các bên còn lại. Phạm vi hoạt động của các đối tác cũng là một yếu tố mà doanh gia nghiệp chủ cần phải cân nhắc để đảm bảo lợi thế kinh doanh, lợi ích hữu hình và vô hình của các thành viên liên quan. Nếu ở vai trò là người khởi xướng sẽ có nhiều lợi thế trong việc chọn lựa các đối tác thích hợp. Cần hiểu rõ hơn tính nhân văn của luật phá sản, biết hợp tác, bán đi mua lại, biết lấy gì, bỏ gì, biết ưu tiên, quan trọng, biết nhìn nhận chiều sâu là những điều doanh chủ Việt nam cần chú ý!

8. WTO kéo theo sự đổ bộ không chỉ của sản phẩm mà còn các dịch vụ hỗ trợ DN và lộ trình giảm thuế quan – TPP không chỉ vậy còn xa hơn trong hợp tác về an ninh, môi trường: Song song với việc rất nhiều hàng hóa giá rẻ vào VN, thị trường dịch vụ xuyên quốc gia trong thời gian tới. Các phương thức kinh doanh và hỗ trợ kinh doanh như truyền thông đa cấp, tiếp thị trực tuyến, tiếp thị quảng cáo qua blog, web,… tiếp thị truyền khẩu,… cả điều tích cực lẫn cái tiêu cực sẽ “đổ bộ” vào VN. Cần có viễn kiến để chuận bị sớm chuẩn bị tốt và thích ứng nhanh, nếu với cách nghĩ, cách làm đã qua, không chịu thích ứng thay đổi,… doanh chủ nói riêng và kinh tế Việt nam nói chung sẽ mất nhiều hơn được.

9. Nông Lâm Ngư nghiệp và các ngành hỗ trợ - liên quan sẽ được chú ý quan tâm và đầu tư sau thời gian dài bi bỏ quên vì nhận thức sai lầm về sự dịch chuyển cơ cấu xã hội và phát triển kinh tế xã hội qua các nên kinh tế và giá trị trọng tâm đóng góp cho sự phát triển từng thời kỳ. Cơ hội tri thức hóa Nông Lâm Ngư nghiệp bằng gia tăng chất lượng, cải thiện giống, phương pháp canh tác, nuôi trồng,… đầu tư chất xám để nâng cao năng suất, nâng cao khả năng kháng chịu, thích ứng, phẩm chất sản phẩm, khả năng bảo quản trong quá trình, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch là những cơ hội lớn.

 10. Lao động tự do, làm công, làm nhà đầu tư hay làm chủ? Lao động tự do sẽ ngày càng nhiều và chỉ những người tài giỏi, có bản lĩnh mới có thể thành công. Số còn lại vẫn làm công và tìm một nơi ổn định. Thất nghiệp gia tăng do quy luật đào thải tự nhiên. Tài sản có được do cơ hội, quen biết, chụp giật, móc ngoặc, tham ô, tham nhũng sẽ dần được phát hiện, tranh đấu, loại bỏ và thay thế bằng tài sản tường minh từ năng lực sáng tạo, lao động chân chính, quản trị chuyên nghiệp, đúng người đúng việc. Song song việc làm chủ từng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, cơ hội để làm chủ cũng nhiều hơn do việc tham gia làm chủ sẽ có nhiều hình thức hơn, qua thị trường chứng khoán, qua các đóng góp và chương trình chia, nhận cổ phần.

11. Từ Quản trị gia trưởng, thuận tiện đến tùy tiện chuyển qua Quản trị Chuyên nghiệp, Quản trị duy cảm chuyển qua Quản trị theo Tam Lý (đúng Đạo lý có Luận lý và biết Tâm lý): do năng lực tư duy hạn chế, không chú ý thống kê số liệu, không đọc và hiểu được ý nghĩa con số và hiện tương 1 cách sâu sắc, vẫn còn các quản trị kiểu Bóp chặt rồi Buông lỏng, Buông lỏng rồi lại Bóp chắt, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cá nhân và năng lực của tổ chức. Chỉ khi nhà quản trị chịu khó tư duy, tìm hiểu cạn kẽ, không sa đà vào kiển ăn xổi ở thì, quyết đòn mà kiên trì, hiểu gia trí của lao động sáng tạo, biết xây dựng và dẫn đắt đội ngũ theo đúng đạo lý với đầy đủ luận lý và tiếp cận từng cá nhân 1 cách tâm lý (theo phương pháp Tam lý của LTC) thì mới tạo ra được những giá trị mới có thể đi nhanh vượt trước.

12. Thay đổi mạnh mẽ thị trường hướng đến Cá Nhân – Di động và Internet: Mọi thứ đều thay đổi rất nhanh, định hướng cho hoạt động và thị trường là Khai thác tối đa CNTT, di động hóa, thông tin, dịch vụ và sản phẩm cần cá nhân hóa và có thể tùy biến. Phục vụ nhu cầu thiết yếu Ăn, Mặc, Chăm sóc, Y tế, Giáo dục và Công việc làm chủ sẽ ít hấp dẫn hơn là làm thuê ổn định. Hàng xuất xứ trung quốc sẽ giảm dần ảnh hưởng hàng Việt nam đần được chú ý nhiều hơn, sẽ có hiện tương gia tăng hàng Trung quốc đội lốt các thương hiệu thậm chí địa chỉ sản xuất tại Việt nam.

Lý Trường Chiến Chuyên gia kinh tế, Chuyên tư vấn về tái cấu trúc và quản trị chiến lược, Chủ tịch Tri Tri Group , Phó Viện trưởng Viện quản trị chiến lược & marketing SMI  (Với gần 25 năm làm việc từ trực tiếp (thực hiện), đến gián tiếp (quản lý) và làm công tác tư vấn, huấn luyện về quản trị chiến lược, tái cấu trúc, phát triển chức năng,… cho nhiều loại hình công ty từ MNC đến SME trong nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế,… tăng trưởng và phát triển tốt tại Việt nam và cả ra thị trường khu vực và quốc tế)